Đăng bởi Để lại phản hồi

Làm sao để con chịu chia sẻ?

Trong xã hội hiện đại ngày càng phát triển, dường như khoảng cách giữa con người ngày càng nhân rộng. Vì cuộc sống mưu sinh, cha mẹ buộc phải tất bật với công việc. Nếu không dành thời gian bên trẻ, có thể bố mẹ sẽ không thể hiểu được tâm tư, tình cảm của con mình. Chính vì thế, ở bên con với tư cách là một người bạn để con tâm sự là điều mà bậc cha mẹ nào cũng nên làm. Tuy nhiên, làm sao để con chịu chia sẻ? Đó cũng là vấn đề mà nhiều phụ huynh đang trăn trở. Hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây giúp con bạn hào hứng nói chuyện và chia sẻ tâm sự với cha mẹ!

Chia sẻ cùng con từ khi con còn nhỏ

Chia sẻ cùng con từ khi con còn nhỏ

Với tâm lý trẻ nhỏ, trẻ luôn mong muốn được gần gũi với mọi người. Những ai dành tình thương cho trẻ sẽ được chúng quý mến. Một phương pháp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ rất thú vị của người Nhật là phương pháp shichida. Người Nhật thường khích lệ con chia sẻ tâm sự bằng phương pháp “5 phút thủ thỉ” và “cái ôm 8 giây”. Việc kết hợp hai phương pháp này không chỉ giúp trẻ biết quan tâm, chăm sóc người khác mà còn cảm nhận được tình yêu của cha mẹ.

5 phút thủ thỉ cùng con

Cha mẹ trò chuyện cùng con trước khi ngủ

Trước khi con ngủ, cha mẹ hãy dành 5 phút để trò chuyện cùng con. Bạn có thể hỏi thăm con về những chuyện đã xảy ra trong ngày. Hoặc kể về những câu chuyện ngắn cho con nghe. Hay chỉ đơn giản là cử chỉ ôm ấp yêu thương con. Với phương pháp này, giúp phụ huynh có thể  hiểu được mong muốn của con. Bên cạnh đó còn giúp con nhận ra những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Từ đó trẻ biết nghe lời bố mẹ và tự tin hơn trong cuộc sống. 

Cái ôm 8 giây – trao yêu thương

Muốn con chia sẻ nhiều hơn cha mẹ cần bắt đầu từ những cử chỉ nhẹ nhàng. Hãy dành cho bé những cái ôm cùng lời cảm ơn thủ thỉ. Chỉ với 8 giây thôi nhưng cũng đủ trao tình yêu thương dành cho những đứa con bé bỏng. 

Thực sự lắng nghe và đặt câu hỏi mở cho trẻ

Khi trẻ đang nói chuyện với bạn, bạn nên tập trung vào câu chuyện của bé. Hãy dừng xem điện thoại và những việc đang làm. Bởi lúc đó, trẻ sẽ muốn chia sẻ những tâm sự của bản thân cho bố mẹ. Hơn thế, bạn cũng sẽ xây dựng được niềm tin trong lòng con trẻ. Từ đó giúp con có cảm giác an toàn và hào hứng kể chuyện về nhiều chủ đề khác nhau.

Cha mẹ cần lắng nghe con nhiều hơn

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên đặt những câu hỏi mở để con có thể tâm sự lâu hơn. Nếu chỉ là những câu hỏi có hoặc không thì cuộc trò chuyện sẽ nhanh chóng kết thúc. Trẻ sẽ không tâm sự với cha mẹ được nhiều. 

Hãy chủ động bắt chuyện với con

Cha mẹ chủ động bắt chuyện với con

Cha mẹ đừng nên để con chủ động tâm sự. Hãy trở thành người khơi gợi câu chuyện cho trẻ chia sẻ với mình. Bạn có thể bắt đầu bằng những chủ đề gần gũi xung quanh cuộc sống của trẻ. Nhờ đó, trẻ sẽ cảm thấy mình được quan tâm nhiều hơn. Ngày càng hứng thú với việc chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người xung quanh.

Luôn đặt mình ở vị trí của con mà suy nghĩ

Các bậc cha mẹ hãy nhớ rằng, người lớn đã từng là trải qua giai đoạn của đứa trẻ. Những đứa trẻ chưa một lần được làm người lớn. Vì thế, muốn hiểu suy nghĩ và cảm xúc của con, cha mẹ phải đặt mình vào vị trí của con nhỏ. Điều này sẽ giúp con cảm nhận được sự động cảm khi tâm sự cùng cha mẹ.

Luôn có những bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình tưởng chừng như là điều nhỏ nhặt. Nhưng cuộc sống tốt đẹp đều được tạo nên từ những điều bình dị ất. Bữa cơm gia đình chính là sợi dây kết nối các thành viên trong gia đình. Đó cũng là lúc để con cái chia sẻ những câu chuyện xảy ra trong một ngày dài ở trường ở lớp. 

Bữa cơm gia đình – nơi gắn kết yêu thương

Nên dù bận rộn đến thế nào thì gia đình vẫn phải có những bữa cơm cùng nhau. Trong bữa ăn, bố mẹ nên chủ động khơi gợi câu chuyện để cho con nói nhiều hơn. Nhờ đó mà bố mẹ có thể thấu hiểu và có nhiều định hướng tốt hơn cho tương lai của con sau này.

Hãy xin lỗi con khi bạn sai

Người lớn thường nghĩ mình không cần phải nói lời xin lỗi đối với con cái. Tuy nhiên, đứa trẻ cũng có lòng tự trọng của chúng. Đừng để trẻ phải chịu uất ức trong lòng. Khi bố mẹ thất hứa hoặc làm điều lỗi với con, hãy chân thành nói một lời xin lỗi. Một lời xin lỗi giản đơn nhưng giúp đứa con cảm thấy mình được tôn trọng. Từ đó biết cách ứng xử trong cuộc sống. 

Như vậy, để con cái chia sẻ với mình nhiều hơn, bố mẹ cần quan tâm và lắng nghe con. Dù công việc bận rồi thế nào hãy dành thời gian chơi với con nhiều hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *