Con cái là món quà quý giá mà thượng đế ban tặng cho chúng ta. Trẻ em sinh ra vốn là một mầm non trong sáng và ngây thơ. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của mỗi con người. Vì thế mà sự quan tâm, dạy dỗ của bố mẹ dành cho con cái ngay từ khi còn nhỏ là điều vô cùng quan trọng. Là bố mẹ, ai chả muốn con mình phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Thế nhưng, một vấn đề đặt ra ở đây chính là để phát triển toàn diện cho con, bố mẹ phải làm sao? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho cha mẹ một số phương pháp nuôi dạy trẻ cơ bản cần có.
Dạy trẻ biết thành thật nói lời xin lỗi
Để trẻ phát triển một cách toàn diện, điều đầu tiên phụ huynh nên dạy trẻ biết xin lỗi chân thành. Vậy làm thế nào để con biết nhận lỗi khi mình làm sai?
Dạy trẻ cách nhận lỗi
Có những trường hợp, trẻ biết mình sai nhưng lại không biết phải nhận lỗi như thế nào? Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách hành xử khi bản thân mắc lỗi. Bố mẹ nên khuyến khích con thay vì ép buộc con xin lỗi.
Dạy trẻ cách xin lỗi khi làm sai
“Khi nào con cảm thấy sẵn sàng để làm hòa, bạn ấy sẽ vui lắm đấy”.
“Con có muốn nói gì với bố mẹ không?”
Hoặc bố mẹ có thể chỉ con cách nói lời xin lỗi mà không cần phải nhắc tới từ “Xin lỗi”. Ví dụ như: Con không cố ý làm mất đồ”
Dạy trẻ sự chân thành trong lời xin lỗi
Dạy trẻ sự chân thành trong lời xin lỗi
Lời xin lỗi chân thành cũng cho thấy nhân cách trẻ phát triển toàn diện. Phụ huynh cần cho trẻ biết xin lỗi cần đi kèm với hành động sửa chữa lỗi lầm mà mình gây ra. Hãy dạy bé vòng tay trước người mình có lỗi và nhận lỗi một cách chân thành. Điều này sẽ giúp bé đề cao việc xin lỗi và hạn chế mắc phải sai lầm.
Không làm đứa trẻ ương bướng, cố chấp
Làm sao để tính cách của con phát triển toàn diện? Làm sao để rèn luyện thói quen kiềm chế cảm xúc tiêu cực ở các con? Câu hỏi mà có lẽ rất nhiều bậc phụ huynh tự đặt ra cho chính bản thân mình trong hành trình nuôi dạy con khôn lớn.
Hãy lắng nghe, không tranh cãi
Giao tiếp là con đường hai chiều. Bạn lắng nghe con thì con mới có thể lắng nghe bạn. Một đứa trẻ cũng có nhu cầu được lắng nghe và tôn trọng ý kiến. Nếu cảm thấy không được tôn trọng, giọng điệu chung sẽ trở nên đầy thách thức. Lắng nghe và thấu hiểu những tâm tư trẻ nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn thuyết phục chúng hành động theo cách bạn muốn.
Trò chuyện với trẻ nhưng đừng ép buộc
Bố mẹ trò chuyện, tâm sự cùng con
Khi trẻ em bị buộc làm điều gì đó chúng không muốn sẽ có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất, nổi dậy chống lại và không nghe lời. Trường hợp thứ hai sẽ làm theo nhưng với thái độ miễn cưỡng. Vì vậy, bạn cần nói chuyện thay vì ép buộc con làm việc này việc kia.
Con chủ động chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Con chủ động chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Các bậc phụ huynh nên cho trẻ hiểu rõ tác dụng của việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Không chỉ giúp xây dựng những nội dung cơ bản về bài học mà còn hình thành mạch tư duy hoàn chỉnh. Bạn nên cho trẻ biết dành thời gian chuẩn bị bài sau khi đã hoàn thành hết các bài tập về nhà. Nhờ đó trẻ phát triển toàn diện trong khía cạnh của tính tích cực và chủ động học tập.
Làm bài tập về nhà không qua loa, không làm việc cẩu thả
Dạy trẻ đức tính cẩn thận, chu đáo
Đối với trẻ, việc rèn luyện các đức tính như tự giác, kiên trì không phải việc đơn giản. Phụ huynh nên quan tâm đến việc phát triển toàn diện cho trẻ, nâng cao ý thức học tập, rèn luyện các thói quen tốt như:
- Tự lập, tự giác trong học tập và cuộc sống.
- Làm bài tập về nhà cẩn thận, chu đáo
- Kiên trì với mục tiêu của bản thân.
- Sắp xếp thời gian học tập, ngủ nghỉ hợp lý.
Không ăn lệch, kén ăn
Khẩu phần ăn của trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng
Trẻ thường có xu hướng ăn một vài món mà bé thích. Chẳng hạn như bé thích ăn trứng mà không ăn thịt, rau,…. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bé kén ăn, ăn lệch lâu ngày sẽ thiếu dinh dưỡng và phát triển toàn diện về thể chất kém. Vậy nên, trước 4 tuổi, bố mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn của bé thường xuyên. Chế biến món ăn đa dạng, trang trí bắt mắt để thu hút trẻ.
Hướng dẫn trẻ đi, đứng, ngồi ngay ngắn
Quá trình phát triển toàn diện thể chất của trẻ thường diễn ra ở độ tuổi từ 5 đến 6. Trong giai đoạn này, nếu trẻ không được hướng dẫn đi, đứng đúng cách thì dễ bị phát triển mất cân đối. Về sau dễ mắc các bệnh về xương khớp. Khi trẻ bắt đầu biết đi, bố mẹ nên chỉ cho bé tư thế ngay ngắn. Để trẻ đi đứng với tư thế tự nhiên, tay vung nhẹ nhàng, hai chân bước đều.
Hướng dẫn trẻ đi, đứng, ngồi ngay ngắn
Về tư thế ngồi, phụ huynh nên chỉ dẫn con em mình ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế. Không nên ngồi học quá lâu mà nên có thời kì nghỉ giải lao giữa giờ.
Trên đây là một số phương pháp nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Hy vọng với những thông tin nay, phụ huynh có thể lựa chọn phương pháp nuôi dạy con phù hợp.
Trả lời