Đối với các bậc cha mẹ, việc nuôi dạy con cái luôn là vấn đề muôn thuở. Ai cũng muốn nuôi dạy những đứa con của mình trở thành một người thông minh và ngoan ngoãn. Biết nhận lỗi khi làm sai là một đức tính quan trọng mà cha mẹ cần phải dạy cho con mình từ lúc còn bé. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi rằng: mình đã nuôi dạy con đúng cách chưa? Bài viết hôm nay sẽ bật mí cho phụ huynh phương pháp dạy trẻ thành thật nói lời xin lỗi.
Vì sao cần phải dạy trẻ biết xin lỗi khi làm sai?
Các bậc phụ huynh đừng nghĩ kỹ năng của trẻ hình thành nhờ vào thời gian. Mà kết quả đạt được là nhờ vào phương pháp giáo dục con trẻ của bố mẹ. Do đó, các bậc cha mẹ nên để ý uốn nắn con từ thuở còn nhỏ. Trong đó, các hành xử xin lỗi khi làm sai nên được quan tâm chỉ dạy.
Dạy trẻ biết xin lỗi khi làm sai
Ở nước ngoài, việc trẻ em nói lời “Xin lỗi” lúc phạm sai lầm là chuyện thường tình. Ngược lại, trẻ em Việt nam thì điều đó lại vô cùng ngượng ngùng. Nếu trẻ được dạy cách xin lỗi chân thành sẽ đem lại một số tác dụng như:
- Hóa giải hiểu lầm giữa trẻ và mọi người xung quanh
- Góp phần nâng cao kỹ năng sống cho trẻ
- Xin lỗi sẽ giúp trẻ biết nhận trách nhiệm khi mình mắc lỗi. Từ đó, biết cách tự khắc phục lỗi lầm của bản thân.
Phương pháp dạy trẻ biết xin lỗi thật lòng
Dạy trẻ biết phân biệt đúng sai
Khi được giáo dục về phân biệt đúng sai trong cuộc sống sẽ giúp trẻ hình thành được phản xạ tự nhiên. Nhờ đó, khi có lỗi trẻ sẽ biết nhận lỗi về mình và có thái độ đúng đắn với mọi người.
Dạy trẻ biết phân biệt đúng sai
Bố mẹ cần theo dõi và quan tâm đến hành vi cư xử của trẻ. Bố mẹ cần cho trẻ biết khi được tặng quà hãy nói lời cảm ơn là đúng. Còn hành vi vô lễ với người lớn là sai. Chỉ những điều đơn giản như vậy nhưng đó là những bài học đầu tiên để trẻ biết cách phân biệt đúng sai.
Dạy trẻ cách nhận lỗi như thế nào khi làm sai
Trong phương pháp giáo dục trẻ, không chỉ dừng lại ở cách phân biệt đúng sai. Phụ huynh cần dạy trẻ cách nhận lỗi thế nào cho đúng. Có những trường hợp, trẻ biết mình sai nhưng lại không biết phải nhận lỗi như thế nào?
Hướng dẫn trẻ cách nhận lỗi khi làm sai
Bạn cần khuyến khích thay vị bắt buộc trẻ xin lỗi. Phụ huynh nên nói với con mình những câu như:
“Con có thể làm gì để giúp bạn đỡ buồn nhỉ?”.
“Khi nào con cảm thấy sẵn sàng để làm hòa, bạn ấy sẽ vui lắm đấy”.
“Con có muốn nói gì hay làm gì để bạn ấy biết là con thấy có lỗi không?”.
Nếu ép buộc trẻ xin lỗi khi chưa sẵn sàng bé phải làm sẽ khiến trẻ ấm ức hơn. Bởi hành động nhận lỗi là bắt nguồn từ sự tự giác của mỗi người. Khi cần thiết, bạn có thể nói chuyện với bé và chỉ bé cách ứng xử mà không cần phải nhắc đến từ “xin lỗi” như: “con không cố ý làm vỡ đồ”…
Dạy trẻ sự chân thành trong lời xin lỗi
Dạy trẻ sự chân thành trong lời xin lỗi
Phụ huynh cần cho trẻ biết ý nghĩa của lời xin lỗi chân thanh. Chứ không phải chỉ nói xin lỗi cho qua chuyện. Xin lỗi cần đi kèm với hành động sửa chữa lỗi lầm mà mình gây ra. Hãy dạy bé vòng tay trước người mình có lỗi và nhận lỗi một cách chân thành. Điều này sẽ giúp bé đề cao việc xin lỗi và hạn chế mắc phải sai lầm.
Khen ngợi và khích lệ khi trẻ biết nhận lỗi
Một lời động viên và khen ngợi là rất cần thiết khi trẻ mắc phải lỗi lầm. Điều đó sẽ giúp trẻ dũng cảm nhận lỗi. Các bậc cha mẹ có thể nói những câu như “Con rất dũng cảm, biết nhận lỗi như thế là đã lớn”…
Khen ngợi và khích lệ khi trẻ biết nhận lỗi
Hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện ý nghĩ về việc biết nhận lỗi khi mình làm sai. Trong trường hợp này trẻ sẽ tiếp thu nhanh và học tập theo.
Bố mẹ cần là tấm gương sáng cho con trẻ
Trẻ con là những trang giấy trắng. Trẻ luôn có thói quen bắt chước rất nhanh. Vì vậy, hành vi cư xử của người lớn cũng có ảnh hưởng lớn tới hành động của trẻ. Vì thế khi xảy ra mâu thuẫn, bố mẹ cũng phải nhìn nhận lại bản thân, đừng chối bỏ trách nhiệm.
Bố mẹ cần là tấm gương sáng cho con trẻ
Bố mẹ cần dạy con biết nhận lỗi thì chính bố mẹ phải làm gương nhận lỗi với con cái và những người xung quanh khi mình làm sai. Một số phụ huynh cho rằng “Tôi đẻ ra nó mà lại đi xin lỗi nó ư?”. Đừng quên rằng, “Xin lỗi” cũng là một cách tôn trọng con và dạy con tôn trọng cha mẹ.
Như vậy có thể thấy, việc dạy trẻ cách xin lỗi chân thành với mọi người xung quanh là điều cần thiết. Nhờ đó, bạn đang giúp con tìm hiểu cách tạo dựng mối quan hệ lành mạnh. Dần dần, con sẽ tự giác nói lời xin lỗi do bản thân thực sự muốn thế.
Trả lời