Quát mắng con có thể gây tác hại tới tâm lý của trẻ gấp nhiều lần cách dùng roi vọt

Chắc có lẽ, phụ huynh nào cũng biết việc quát mắng con trẻ là không tốt. Nhưng thực tế phản ánh hầu hết các bậc làm cha làm mẹ đều đã từng  quát mắng con. Phụ huynh có biết, những lời lẽ của bố mẹ đã vô tình làm tổn thương tinh thần non nớt của đứa trẻ. Bố mẹ cần biết rằng quát mắng con có thể gây tác hại tới tâm lý của trẻ gấp nhiều lần cách dùng roi vọt. Phương pháp giáo dục con như thế có thực sự tốt hay không? Bài viết này chúng ta hãy cùng làm sáng tỏ vấn đề này nhé!

Quát mắng con cái – Cha mẹ nào cũng đã từng

Thông qua khảo sát 991 gia đình ở Mỹ vào năm 2003, trường đại học New Hampshire cho biết có 90% các bố mẹ ghi nhận quát mắng con. Trong đó bao gồm các hành vi quát mắng bằng lời lẽ, chửi thề hoặc dọa đánh, dọa đuổi trẻ ra khỏi nhà nhưng không thực hiện.

Quát mắng con cái – Cha mẹ nào cũng đã từng

Trẻ hay bị bố mẹ quát mắng về một số lý do như: nói dối, không vâng lời, đánh nhau với bạn,… Điều này khiến trẻ luôn trong trạng thái sợ hãi, cảm thấy buồn, muốn khóc. Thậm chí là chán ghét bản thân và cảm thấy mình thật vô dụng. Thực tế cho thấy, khi trẻ có thái độ chống đối thì tần suất quát mắng của bố mẹ càng tăng cào. Một vòng luẩn quẩn cứ thế diễn ra khiến tình trạng càng tồi tệ hơn. 

Những tác hại của việc quát mắng trẻ

Các bậc phụ huynh cho rằng việc quát mắng con là chuyện bình thường. Miễn sao bố mẹ vẫn yêu thương và quan tâm con là được. Nếu bố mẹ nghĩ rằng quát mắng con có thể khiến con nghe lời hơn thì sẽ phản tác dụng. Không phải bao giờ, to tiếng với con cũng có thể giải quyết vấn đề. Thậm chí nó sẽ gây nhiều tác hại cho trẻ mà bố mẹ không ngờ tới như: 

Trẻ luôn trong trạng thái lo âu, sợ hãi và phản kháng

Đầu tiên có thể nhận thấy tác hại của việc quát mắng trẻ sẽ khiến trẻ hình thành nỗi sợ hãi. Tâm lý của trẻ luôn trong trạng thái bất an. Một số trường hợp, trẻ sẽ không nghe lời mà còn phản ứng với hành vi tiêu cực. Tình trạng này cứ liên tục diễn ra sẽ khiến trẻ dễ nổi cáu, giận dữ,… 

Trẻ luôn trong trạng thái lo âu, sợ hãi

Tác hại của việc la mắng con cái là khôn lường. Không những vấn đề không được giải quyết mà còn khiến trẻ cư xử tệ hơn. Nó có thể gây nhiều hệ lụy về lâu dài.

Ảnh hưởng phát triển não bộ của trẻ

Những đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng khiến não bộ bị ảnh hưởng. Đặc biệt có xu hướng xử lý thông tin tiêu cực. Thường xảy ra ở vùng não xử lý âm thanh và ngôn ngữ.

Ảnh hưởng phát triển não bộ của trẻ

Việc trẻ bị quát mắng thường xuyên có thể xuất hiện triệu chứng trầm cảm. Trẻ có những hành vi tự hủy hoại bản thân như có ý định tự tử.

Quát mắng có thể “giết chết” sự sáng tạo của trẻ

Quát mắng có thể “giết chết” sự sáng tạo của trẻ

Theo nghiên cứu của chuyên gia, những trẻ thường xuyên bị la mắng rất khó phát huy khả năng sáng tạo. Bởi tâm lý của trẻ chỉ suy nghĩ làm sao để không bị bố mẹ la mắng. Trẻ không còn đặt niềm tin vào người lớn nữa. Điều này khiến trẻ tự ti, sống thu mình và không thích chia sẻ cảm xúc của bản thân. Từ đó, bố mẹ khó nắm bắt tâm lý và nhu cầu của con cái hơn.

Khiến trẻ mất ý thức tự giác trong học tập

Quát mắng khiến trẻ mất ý thức tự giác

Chính vì nỗi sợ hãi bị quát mắng nên trẻ sẽ dần mất ý thức tự học. Bởi trong bất kì việc gì, trẻ cũng sợ làm sai sẽ bị la. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Điều này khiến trẻ bị tụt lùi so với bạn bè đồng trang lứa.

Ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất

Ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất

Hậu quả khôn lường của việc quát mắng trẻ khiến trẻ liên tục bị căng thẳng. Căng thẳng quá mức làm tăng nguy cơ cao phát triển các bệnh mãn tính, rối loạn nội tiết tố,… Hay thậm chí tử vong sớm sau này.

Với những tác hại của việc quát mắng trẻ như trên thì rõ ràng việc làm này không đem lại ý nghĩa giáo dục nào cả. Thay vào đó, bố mẹ dùng giọng điệu nghiêm túc để nhắc nhở trẻ. Khi trẻ mắc lỗi cần giải thích rõ để trẻ hiểu. Đặc biệt, bố mẹ cũng nên thường xuyên động viên và khen ngợi trẻ bằng lời nói và hành động. Ngoài ra, hãy để trẻ tự do làm những điều mình thích và bố mẹ sẽ là người theo dõi con thông qua nhiều khía cạnh khác nhau.


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *