Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách xử trí khi trẻ có những hành vi hung hãn

Đã là bậc làm cha làm mẹ thì ai chả muốn con mình là một đứa trẻ ngoan ngoãn và thông minh. Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, là nam hay nữ thì trẻ em cũng có lúc không nghe lời ba mẹ và có những hành vi sai trái. Các bậc phụ huynh sẽ có cách xử trí khi trẻ có những hành vi hung hãn như thế nào? Làm sao để đứa con của mình có tính kỷ luật tốt? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ hơn về vấn đề này.

Xác định mấu chốt vấn đề xuất phát từ đâu?

Hành vi hung hãn của trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này là lẽ thường trong một phần quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đối với các bậc phụ huynh, đây chính là một thử thách trong quá trình nuôi dạy con.

Hành vi hung hãn của trẻ nhỏ

Một đứa trẻ hung hãn có thể vì ức chế cảm xúc. Nó cảm thấy tức giận và buồn vì không có được thứ mình muốn. Hay đó là biểu hiện của việc trẻ không biết nên phải làm gì trong tình huống nhất định. Hoặc là trẻ cư xử một cách hung hãn khi thấy đói, mệt mỏi hoặc khó chịu trong người.

Cách cư xử hung hãn của trẻ cũng có thể là thói quen bắt chước người xung quanh. Cũng có thể trẻ đã thấy những hành động này trên chương trình truyền hình, trò chơi máy tính,….

Cách xử trí khi trẻ có hành vi hung hãn?

Sẵn sàng can thiệp và hành động

Bố mẹ quan tâm hành vi của trẻ

Trẻ còn nhỏ có thể chưa nhận thức được hành vi của bản thân. Khi trẻ có những hành vi hung hãn, bố mẹ cần chú ý biểu hiện của trẻ và nhanh chóng can thiệp. Bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Môi trường gia đình là yếu tố quan trọng tác động đến nhận thức của trẻ nhỏ. Từ đó, tạo điều kiện tốt đẹp cho trẻ phát triển bản thân.

Dành tình yêu thương cho trẻ

Tình yêu thương mà bố mẹ dành cho con

Trẻ nhỏ luôn khao khát tình yêu thương của mọi người. Bởi vậy hãy giúp trẻ cảm nhận được tình cảm gia đình. Đồng thời, hãy để trẻ hiểu rằng, dù có đôi lúc con không nghe lời, có những hành vi hung hãn nhưng con biết sửa chữa thì bố mẹ vẫn yêu con.

Hãy đặt ra giới hạn cho trẻ

Nhiều bậc phụ huynh vẫn nghĩ trẻ còn nhỏ nên chưa nhận thức nhiều vấn đề. Tuy nhiên, việc không đặt ra những giới hạn nhất định sẽ dẫn đến hành vi hung hãn của trẻ. Việc đặt ra những giới hạn này càng từ tốn càng tốt. Mỗi đứa trẻ cần hiểu rõ giới hạn của bản thân và bố mẹ đang hy vọng gì ở mình.

Hãy là tấm gương tốt cho trẻ

con trẻ hung hãn nhưng xin ba mẹ đừng la hét hay đánh con. Bởi hành động có chỉ mang tính chất tạm thời nhưng không thể sửa sai cho trẻ. Còn nhiều cách giải quyết tốt hơn dùng roi vọt. Các bậc phụ huynh cần kiềm chế bản thân, bình tĩnh giải quyết xung đột.

Bố mẹ hãy là tấm gương tốt cho trẻ

Trong cuộc sống hằng ngày, khi những mâu thuẫn gia đình xảy ra hãy giải quyết nó thật nhẹ nhàng. Từ đó sẽ giúp trẻ nhận thức được hành vi của bản thân và học tập theo cách cư xử của bố mẹ.

Hãy quan tâm cuộc sống của con 

Cuộc sống mưu sinh bận rộn nhưng bố mẹ cũng đừng quên dành thời gian cho những đứa con của mình. Nếu bố mẹ thực sự quan tâm việc học, mối quan hệ bạn bè của trẻ sẽ hiểu nhiều hơn về đứa con của mình. 

Bố mẹ hãy quan tâm đến đời sống của con

Tuy nhiên, quan tâm không có nghĩa là xâm phạm đến đời sống riêng tư của trẻ. Khi nhận được thông tin từ phía nhà trường, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân rồi mới đưa ra giải pháp. Sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình sẽ góp phần giúp cha mẹ gần gũi con cái hơn.

Hãy đặt bản thân vào vị trí của trẻ

Trong tình huống trẻ hung hãn, bố mẹ cần tìm hiểu xem tại sao con lại có hành vi đó? Liệu có phải trẻ đang cố gắng gây sự chú ý để được quan tâm? Hay trẻ đang cố gắng để không phải làm một việc gì đó? Khi nắm bắt được nguồn gốc của hành vi, bạn có thể giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Hãy cho trẻ một số quyền tự do 

Trẻ em cũng cần có sự tự do riêng của bản thân. Bố mẹ nên cho trẻ một số quyền tự do nhất định. Điển hình như việc lựa chọn trang phục, sắp xếp thời gian đi chơi với bạn bè, làm bài tập,… Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng và nghe lời bố mẹ hơn.

Tạo điều kiện cho trẻ tham gia vận động

Trẻ tham gia thể dục thể thao

Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, bố mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia một số môn thể dục thể thao. Qua đó không chỉ rèn luyện thể chất mà còn hoàn thiện về mặt tinh thần. Nên ưu tiên chọn các môn thể thao đòi hỏi tính đoàn kết, tính kỷ luật nghiêm ngặt. Nhờ đó sẽ giúp trẻ biết tôn trọng người khác và nhất là kiềm chế hành vi hung hãn của bản thân.

Làm cha mẹ quả không hề dễ dàng và cũng có giai đoạn khiến bạn nản lòng. Bởi đó là cả hành trình mang yêu thương và sự chăm sóc cho con cái. Những khoảng thời gian khó khăn nhưng nó đem lại cho bạn cơ hội học hỏi và trưởng thành trong vai trò làm cha làm mẹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *